Cách chăm sóc trẻ mắc cúm tại nhà
Trẻ bị cúm thường dai dẳng và có triệu chứng nghẹt mũi, sốt, ho, cha mẹ sử dụng các biện pháp chăm sóc, chú ý hạ sốt đúng để con mau khỏi bệnh.
Xịt mũi
Trẻ thường mắc cúm và các bệnh đường hô hấp khi giao mùa. Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu, thuốc kháng sinh chỉ sử dụng để chống nhiễm khuẩn và không có tác dụng với virus, trong đó có virus cúm. Vì vậy các biện pháp chỉ là điều trị triệu chứng và chăm sóc tại nhà cho trẻ.
Cha mẹ nên dùng nước muối để vệ sinh mũi cho con. Nên sử dụng 1-2 giọt nước muối, nhỏ hoặc xịt vào lỗ mũi. Ở trẻ sơ sinh, cha mẹ nên dùng bóng hút cao su để vệ sinh mũi cho trẻ.
Khi dùng bóng hút, cha mẹ nhớ đặt bầu hút vào mũi trẻ, bóp bóng rồi mới đưa đầu hút cao su vào mũi trẻ. Lực hút nhẹ sẽ lấy ra chất nhầy trong mũi trẻ, giúp bé thở và bú tốt hơn. Cách này áp dụng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Với trẻ trên 6 tháng, cha mẹ chỉ cần dùng nước muối để vệ sinh.
Giữ ẩm
Bạn có thể đặt máy tạo độ ẩm hoặc tạo hơi nước trong phòng của con, giúp làm ẩm không khí và thông mũi cho bé. Hãy đặt máy ở gần con nhưng ngoài tầm với của trẻ, đồng thời chú ý vệ sinh máy thường xuyên.
Trị ho
Bạn có thể cân nhắc sử dụng mật ong nếu bé từ 1 tuổi trở lên. Từ 1-5 tuổi, bé có thể uống nửa thìa cà phê mật ong; một thìa cà phê đối với bé từ 6-11 tuổi, hai thìa với trẻ từ 12 tuổi trở lên.
Thuốc ho hoặc viên ngậm sử dụng cho trẻ từ 4 tuổi trở lên, gia đình chú ý không cho trẻ uống quá liều so với hướng dẫn của bác sĩ. Trẻ dưới 4 tuổi không dùng thuốc ho hoặc viên ngậm vì trẻ có thể bị nghẹn.
Nếu trẻ bị lạnh, bạn có thể dùng thuốc xoa bạc hà ở ngực và vùng cổ họng. Nhiệt độ cơ thể giúp thuốc ngấm theo thời gian. Hương bạc hà giúp trẻ giảm ho, dễ ngủ. Cha mẹ lưu ý tinh dầu bạc hà chỉ xoa trên da, để ngoài tầm với của trẻ.
Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 4 tuổi không nên dùng thuốc ho và cảm lạnh không kê đơn (OTC) do có tác dụng phụ nguy hiểm. Một số thuốc không có tác dụng với trẻ dưới 6 tuổi.
Hạ sốt
Nếu con bị sốt và rất khó chịu, hãy cho bé uống một loại thuốc hạ sốt chỉ có một thành phần, ví dụ acetaminophen hoặc ibuprofen. Nếu trẻ dưới 2 tuổi, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa trước khi cho trẻ uống. Đối với trẻ em trên 2 tuổi, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để biết lượng thuốc cần dùng. Nếu bạn biết cân nặng của con , hãy tính toán lượng thuốc dựa trên cân nặng.
Nhiều loại thuốc cảm lạnh đã có acetaminophen (thuốc hạ sốt) trong đó. Nếu bạn cho con uống một trong những loại thuốc này, nên cân nhắc liều cùng với acetaminophen tiếp theo để tránh bé phải uống quá nhiều thuốc hạ sốt.
Ibuprofen có thể dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, tuy nhiên bạn không nên dùng thuốc cho trẻ bị mất nước hoặc nôn trớ nhiều. Khi trẻ bị cúm, cha mẹ không sử dụng thuốc aspirin vì gây ra hội chứng Reye, một bệnh hiếm gặp ảnh hưởng gan và não.
Hãy hỏi bác sĩ về loại thuốc và liều lượng phù hợp tính bằng ml cho độ tuổi và cân nặng của con. Bạn nên đo từng liều bằng dụng cụ như ống tiêm, cốc định lượng hoặc thìa, nhằm đảm bảo trẻ uống đúng và đủ liều thuốc.
Thuốc kháng sinh
Bạn nên đảm bảo con được uống đúng, đủ liều thuốc kháng sinh được kê đơn. Gia đình không nên thấy con đỡ bệnh thì ngừng thuốc quá sớm hoặc uống thêm liều không được kê đơn. Lý do là nếu ngừng điều trị bằng kháng sinh quá sớm, tình trạng nhiễm trùng chưa được điều trị triệt để, có thể nặng hơn. Ngược lại, uống quá nhiều kháng sinh có thể gây kháng thuốc.
Quý khách hàng quan tâm Bột hỗ trợ điều trị cảm cúm trẻ em Pabron 46 gói – Nhật Bản vui lòng inbox Fanpage,
Hotline: 098.111.5096 – 098.111.3330 (Sỉ) để được tư vấn chi tiết
Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Gico
GPKD số: 0109908093 do Sở KH và ĐT TP Hà Nội cấp ngày 17/02/2022
Địa Chỉ: Tầng 5 Tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, P. Tương Mai, Q. Hoàng Mai, TP.Hà Nội